Khởi nghiệp kinh doanh là một quá trình chứa đựng đầy sự rủi ro và mạo hiểm. Tinh thần khởi nghiệp là yếu tố đầu tiên để thúc đẩy một cá nhân bắt đầu quá trình ấy. Nhưng cần phải nói rằng quá trình khởi nghiệp kinh doanh chưa bao giờ là dễ dàng cả. Thực tế là hàng ngày, hàng tháng trên khắp đất nước Việt Nam có rất nhiều các doanh nghiệp được thành lập. Nhưng chỉ một vài phần trăm nhỏ nhoi các doanh nghiệp mới đó tồn tại được trong năm đầu tiên. Phần còn lại đi vào ngõ cụt hoặc phá sản.
Ryan cũng từng bắt đầu một công cuộc kinh doanh đầu tiên. Sau vài tháng khởi nghiệp cùng đồng sự thì mọi khó khăn ập đến và tất nhiên điều gì đến đã đến. Công cuộc kinh doanh đi vào ngõ cụt và nỗ lực đầu tiên đã đi tới thất bại. Rơi vào tâm trạng chán nản, Ryan quyết định tạm dừng. Ngồi ngẫm nghĩ lại và tìm xem lý do tại sao mình thất bại. Và lý do chính đó là gì?
Đi tìm “công thức” khởi nghiệp kinh doanh thành công
Và bạn biết không chỉ khi bản thân thất bại bạn mới nhận ra nhiều điều. Một chân lý khi nói ra nghe thật đơn giản. Nhưng để hiểu được đòi hỏi bạn phải thực sự rơi vào tình huống đó. Tại sao các doanh nghiệp khác thành công mà mình thì không. Chắc hẳn họ có một công thức nào đó chứ. Và nếu có một công thức như vậy thật thì nó là gì vậy
Câu hỏi ấy sẽ giống như câu hỏi “vì sao bạn thành công, có thể chia sẻ công thức cho tớ được không?”. Bạn có thấy ai thực sự thành công mà đi học công thức từ một người khác chưa? Ryan không nghĩ vậy. Sẽ không có một công thức cố định nào cả. Tuy nhiên để khởi nghiệp kinh doanh thành công sẽ đòi hỏi nhà khởi nghiệp cần có một số tố chất nhất định. Quan sát những doanh nghiệp thành công. Hết doanh nghiệp này tới doanh nghiệp khác, Ryan nhận ra họ đếu sở hữu những tố chất đó.
Tình yêu đầu tiên luôn là điều ngọt ngào nhất, nỗ lực khởi nghiệp đầu tiên cũng giống như vậy
– Jack Ma
1/ Là một con người của hành động
Quá trình khởi nghiệp ban đầu bạn chỉ có thể dựa vào chính mình. Sẽ thật khó nếu bạn nghĩ một nhà khởi nghiệp thành công mà không cần phải mó tay vào bất cứ điều gì. Các công ty lớn thường có rất nhiều nguồn lực. Mỗi một công việc được chia nhỏ ra cho từng đội nhóm phòng ban để hoàn thiện. Nhưng sự thực là bước đầu khi khởi sự bạn chỉ có một mình với những nguồn lực không đáng kể
Và vì những nguồn lực đều rất hạn chế nên bạn sẽ cần xắn tay lên và làm mọi việc. Mặc dù những việc bạn đang làm không thuộc về sở trường của bạn, nhưng không sao cả miễn là bạn hoàn thành công việc đó. Và để không bị ngập chìm, mất phương hướng trong công việc hiện tại bạn cần một quy trình giải quyết. Bạn có thể tham khảo quy trình mà Ryan vẫn làm như sau nhé:
a/ Chia công việc thành nhiều phần nhỏ
Công việc có thể trở nên quá tải đối với bạn. Nó có thể nhồi vào đầu óc bạn những cảm giác tiêu cực như kiểu “Hình như tui đang đâm đầu vào tường”. Phản ứng thông thường sẽ là bạn tìm cách để trì hoãn rồi chối bỏ và quên luôn chúng.
Nhưng nếu bạn không hoàn thành thì sẽ không có ai hoàn thành giúp bạn cả. Bạn đang là chủ của doanh nghiệp mình mà. Giải pháp cho tình huống này là bạn hãy tập thói quen chia đầu công việc. Bạn hãy chia một công việc lớn thành nhiều phần nhỏ. Lên kế hoạch và hoàn chỉnh từng bước, thật chỉn chu cho từng giai đoạn một.
Có thể bạn chưa biết: Hãy sử dụng công cụ sơ đồ tư duy để phân chia công việc mà bạn đang làm
b/ Tự động viên khích lệ khi bạn hoàn thành từng bước nhỏ một
Sau mỗi bước nhỏ công việc mà bạn đã hoàn thành hãy dành thời gian để nhìn lại. Bạn cần tự động viên bản thân và củng cố niềm tin vào công việc đang làm. Mỗi bước nhỏ bạn hoàn thành sẽ giúp bạn tiến gần hơn tới mục tiêu
c/ Chọn một công việc nhỏ và hành động tức thì
Bạn là một nhà khởi nghiệp và bạn là một con người của hành động. Lúc nào cũng vậy, bạn cần nhanh chóng hiện thực hóa ý tưởng của mình. Việc chần chừ và ngồi suy tính sẽ không giúp bạn khởi nghiệp thành công. Thay vào đó hãy thực sự là một con người của hành động. Nghĩ là làm tới liền, Ryan cũng thường như vậy
Từ lâu tôi đã nhận thấy rằng những người thành công hiếm khi chỉ ngồi đó và chờ mọi thứ đến với họ. Họ nhanh chóng nhập cuộc và bắt tay vào làm mọi việc
– Leonardo Da Vinci
2/ Chú trọng và tập trung vào khách hàng
Hầu hết sai lầm của những nhà khởi nghiệp là tâm lý nôn nóng muôn đem về doanh thu ngay. 3 tháng, 6 tháng rồi 1 năm chưa nhìn thấy lợi nhuận đâu. Và giờ bạn có thể như đang ngồi trên đống lửa vậy.
Chính do tâm trạng nôn nóng muốn tìm kiếm lợi nhuận mà chúng ta, những nhà khởi nghiệp thường không thực sự tập trung vào bước này. Ryan đang muốn nói tới việc tập trung vào khách hàng. Để khởi nghiệp kinh doanh thành công bạn cần đưa ra được một giải pháp thực sự hiệu quả cho khách hàng của mình. Và doanh nghiệp của bạn hoạt động xung quanh việc làm cho giải phải hay sản phẩm đó ngày càng trở nên hiệu quả
Đó là điểm “ăn tiền” của doanh nghiệp mà bạn đang xây dựng. Khách hàng đến với chúng ta vì cái gì? Nếu bạn có một câu trả lời tường tận trong tay thì chắc chắn bạn sẽ thành công.
Khi Ryan lập ra Blog này thì việc đầu tiên Ryan tự hỏi bản thân là: Blog này dành cho ai? Câu trả lời là: Blog này dành cho những nhà khởi nghiệp 4.0. Và chân dung của họ như sau: Đó là những người đang nung nấu ý chí khởi nghiệp nhưng thiếu các kiến thức, kỹ năng để khởi nghiệp. Họ cần những ý tưởng, những giải pháp cho công việc của họ…
Vậy bạn nên bắt đầu ngay từ việc đặt ra các câu hỏi, rồi tự tìm kiếm các câu trả lời. Càng nhiều câu trả lời bạn sẽ ngày càng nắm rõ hơn các ý tưởng của bản thân mình
Chiến lược tập trung vào khách hàng
Sau khi đã có trong tay giải pháp, sản phẩm mà bạn đang tiếp thị. Bạn cần xây dựng chiến lược để tập trung các nỗ lực của doanh nghiệp mình vào khách hàng. Hãy áp dụng 4 chiến lược dưới đây:
a/ Tạo cho khách hàng những trải nghiệp tuyệt vời
Yếu tố nào ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của khách hàng? Đó chính là cảm xúc. Có câu: bán gì thì bán chứ đừng bán hàng, thực tế là bạn đang bán chính cảm xúc của mình cho khách hàng.
Bạn cần tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời ngay từ lần đầu tiên khách hàng tiếp xúc với thương hiệu của bạn. Đó có thể là thái độ phục vụ khách hàng, cách bài trí cửa hàng, cách thiết kế website thương hiệu của bạn…
Khi xây dựng blog này để tăng trải nghiệm đọc cho bạn Ryan đã thử đi thử lại với nhiều font chữ và cách bố cục Blog. Và đây có thể là kết quả gần cuối cùng. Background màu trắng, font chữ Roboto Slab 300, size 18px, tỷ lệ giãn dòng 30px và màu chữ không nên là màu đen tuyệt đối. Đó, sau cả trăm lần thử đi thử lại Ryan có được công thức đó. Và nó chỉ hướng tới một mục đích, tăng trải nghiệm đọc của bạn
Nếu bạn muốn xây dựng một Website WordPress riêng cho doanh nghiệp của mình: Cài đặt Website WordPress lên Host chỉ trong 5 phút
b/ Hãy đo lường sự hài lòng của các thượng đế
Theo lẽ thường thì cái gì đo lường được thì có thể cải thiện được. Bạn không thể đề ra giải pháp cho vấn đề nếu bạn không nắm được tình trạng “trầm kha” của căn bệnh đang ở giai đoạn nào. Hãy xây dựng các công cụ để đo lường sự hài lòng của khách hàng
Bên cạnh việc kiểm soát chi phí bán hàng, marketing bạn sẽ cần chú trọng vào sự hài lòng của khách hàng. Hữu xạ tự nhiên hương là trạng thái bạn mong muốn khi khách hàng nói về sản phẩm hay dịch vụ mình. Nhưng bạn nghĩ sao nếu khách hàng không hài lòng? Họ sẽ nhanh chóng chia sẻ điều dó cho bạn bè và người thân.
Vậy đừng chỉ tập trung vào việc kiểm soát chi phí. Vì nếu bạn làm vậy vấn đề mới chỉ được giải quyết một nửa. Mà một nửa của vấn đề thì không thể đem bạn đến thành công. Muốn khởi nghiệp kinh doanh đạt thành tựu hãy chú trọng sự hài lòng của các thượng đế
c/ Giải quyết nhanh chóng những phản hồi của khách hàng
Ai cũng chỉ muốn những lời khen dành cho mình. Lẽ đời thường vậy. Chủ doanh nghiệp cũng không ngoại lệ. Nhưng có một thực tế phũ phàng là những lời chê bai sẽ hoàn thiện dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
Khách hàng thường có phản hồi tiêu cực khi sản phẩm và dịch vụ chưa đáp ứng được kỳ vọng của họ. Nếu bạn có khả năng “bắt sóng” và giải quyết các vấn đề ngay khi khách hàng đưa ra phản hồi. Thì khách hàng sẽ có niềm tin ngày càng lớn vào doanh nghiệp “non trẻ” của bạn
Đừng “ngại” những phản hồi tiêu cực. Cứ nghĩ rằng có nó là một cơ hội để bạn hoàn thiện sản phẩm của mình. Ryan tin đó sẽ là một cách tư duy đúng đắn
d/ Xây dựng một cộng đồng sinh hoạt cho khách hàng
Bạn cần xây dựng một cộng đồng chung để khách hàng có thể tham gia càng sớm càng tốt. Việc này sẽ giúp bạn tạo dựng được lợi thế đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh.
Bạn có thẻ mời khách hàng like Fanpage , tham gia Group trên Facebook, lập Zalo Group, phát hành thẻ hội viên,… Bất cứ cách nào bạn có thể nghĩ ra và quan trọng là nó phù hợp với mô hình kinh doanh mà bạn đang triển khai là được
Khi đã có kết nối với khách hàng bạn sẽ dễ dang liên lạc với khách hàng. Và bạn có thể lắng nghe những ý kiến, góp ý của khách hàng. Thêm vào đó bạn sẽ tăng được khả năng tiếp thị được các nhóm sản phẩm khác đến khách hàng
Quên đối thủ cạnh tranh đi, hãy tập trung vào khách hàng
– Jack Ma
3/ Lựa chọn sáng lập viên khởi nghiệp Co-founder
Người bạn đồng hành Co-founder sẽ là yếu tố then chốt trong bước đường khởi nghiệp của bạn. Nếu may mắn bạn có thể tìm được người bạn đồng chí hướng. Tuy nhiên phần đa những nhà khởi nghiệp thường gặp khó khăn khi tìm kiếm bạn đồng hành Co-founder. Một đồng sáng lập viên khởi nghiệp cần đáp ứng được một số tiêu chí như sau:
a/ Các kỹ năng của họ có thể bổ sung cho bạn
Hình mẫu lý tưởng của một bạn đồng hành là những người có kỹ năng, tính cách và phẩm chất mà bạn không có.
- Bạn là một chuyên gia quản lý sản xuất. Vậy bạn đồng hành của bạn nên là một chuyên gia Marketing
- Bạn là tuýp người hướng nội, vậy người kia nên có tính cách hướng ngoại
- Bạn là điển hình của một người trầm tính. Vậy người kia nên là người có khả năng thu hút mọi người
Mỗi người có những phẩm chất riêng biệt và có thể bổ sung cho nhau là một sự hợp tác đáng giá. Trong mối quan hệ bạn bè, sợi dây kết nối thường là sự tương đồng về tính cách, kỹ năng và hiểu biết. Còn mối quan hệ của những nhà khởi nghiệp lại ngược lại. Họ cần sở hữu những phẩm chất, kỹ năng và hiểu biết khác nhau
b/ Có cùng tầm nhìn
Khi ở chung trên một con thuyền hãy đảm bảo bạn và Co-founder cần có chung môt mục tiêu . Nếu 2 người với 2 tầm nhìn khác nhau, chắc chắn con thuyền sẽ không thể hoạt động bình thường được. Chỉ khi có chung tầm nhìn doanh nghiệp của bạn mới hoạt động 100% công suất
c/ Có tinh thần học hỏi và trau dồi kiến thức liên tục
Để tới được mục tiêu khởi nghiệp thành công thì những nhà khởi nghiệp cần trau dồi kiến thức liên tục. Bạn sẽ luôn gặp phải những điều mới lạ, những tình huống mà mình chưa gặp lần nào. Nếu không có tinh thần học hỏi thì bạn sẽ không đáp ứng được yêu cầu công việc. Vì vậy bạn đồng hành của bạn cũng cần có một ý chí và tinh thần học hỏi cầu thị
d/ Có một nguồn năng lượng dồi dào
Bước đường khởi nghiệp sẽ có rất rất nhiều thăng trầm. Nó làmột con đường đầy rẫy những chông gai. Và Ryan đảm bảo với bạn rằng con đường đó không dành cho những người có tâm hồn yếu đuối. Bạn cần đảm bảo rằng bạn đồng hành của mình có một năng lượng tinh thần và thể chất dồi dào
Ở một khía cạnh khác, sẽ không ai đảm bảo được rằng lúc nào bạn cũng có thể giữ vững được tinh thần. Sẽ có lúc bản thân bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Những lúc như vậy sự dồi dào và tinh thần động viên lẫn nhau vượt khó sẽ thực sự quý giá
e/ Sở hữu trí tuệ cảm xúc tốt
Công việc khởi nghiệp kinh doanh có rất nhiều những khó khăn. Bạn luôn luôn ở trong tình trạng “đau đầu” với những vấn đề hóc búa. Một người có chỉ số EI-Emotional Intelligence tốt sẽ có thể giải quyết tốt áp lực công việc trong tình huống đó. Và đây là một phẩm chất đảm bảo thành công cho những nhà khởi nghiệp
Có bạn đồng hành tốt trên đường khiến đường đi dường như ngắn lại
– Izaak Walton
4/ Tính kiên trì nhẫn nại
Bất cứ ai khi khởi nghiệp cũng sẽ gặp rất nhiều những thất bại trên con đường đó. Thứ duy nhất giữ bạn lại trên quỹ đạo là lòng đam mê và tính nhẫn nại. Nếu không có nó bạn chắc chắn sẽ mau chóng “đầu hàng” số phận.
Khởi nghiệp kinh doanh thành công không thể chỉ là một đích đến. Đó là một hành trình. Một hành trình vất vả nhưng thỏa mãn niềm đam mê. Tính kiên trì giúp bạn giữ vững được ngọn lửa đam mê khi thất bại hết lần này rồi tới lần khác.
Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi chịu bỏ nhiều thời gian hơn với rắc rối
– Albert Einstein
5/ Có khả năng gọi vốn thành công
Bạn sẽ nhận ra một thực tế rằng sẽ có ngày càng nhiều các nhà khởi nghiệp kinh doanh. Đặc biệt khi chính phủ đang kiến tạo và cổ súy cho phong trào “Quốc gia khởi nghiệp”
Có thể bạn đang ở trong những ngày đầu của công cuộc khởi nghiệp kinh doanh. Và bạn tin rằng ý tưởng của mình thực sự độc đáo. Nhưng sự thực thì: việc huy động vốn để khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ cả.
Thêm vào đó đang có ngày càng nhiều người tham gia phong trào “Quốc gia khởi nghiệp”. Và càng có nhiều người thì việc cạnh tranh giữa những nhà khởi nghiệp để gọi vốn ngày càng tăng.
Nhà đầu tư có nhiều dự án tiềm năng để cân nhắc lựa chọn hơn. Và nếu dự án của bạn bị đánh giá là không tiềm năng. Hoặc thậm chí chỉ đơn giản là kém tiềm năng hơn dự án cùng ngành. Thì việc gọi vốn của bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn
Mấu chốt của công việc gọi vốn để khởi sự hoặc mở rộng mô hình kinh doanh của bạn tập trung trong 4 yếu tố. Đó là:
- Tiềm năng của dự án
- Đối tác
- Tài chính
- Hệ thống quản lý
Nếu bạn có thể chứng minh được cho nhà đầu tư thấy bạn hoàn toàn chủ động và chi phối 4 mảnh ghép này. Thì chắc chắn việc gọi vốn thành công sẽ không còn là vấn đề với bạn nữa
Mách bạn: Để trau dồi kỹ năng gọi vốn thành công bạn có thể tham khảo khóa học online “Bí quyết huy động vốn thông minh từ con số 0” của giảng viên Thành Đô
BÍ QUYẾT HUY ĐỘNG VỐN THÔNG MINH TỪ CON SỐ 0
a/ Tiềm năng của dự án
Dự án mà bạn đang gọi vốn đó là gì? Nếu đó là doanh nghiệp mà bạn đang vận hành thì chính xác doanh nghiệp của bạn đang làm gì?
Điều gì làm doanh nghiệp của bạn trở nên độc đáo so với phần còn lại của ngành kinh doanh? Và lợi thế của doanh nghiệp là gì?
b/ Đối tác
Những đồng sáng lập doanh nghiệp của bạn là ai? Các bạn có chung một tầm nhìn, một quan điểm không? Họ có kinh nghiệm gì? Và với kinh nghiệm hiện tại họ đóng góp như thế nào vào quá trình vận hành kinh doanh của doanh nghiệp
Bạn cần cho nhà đầu tư thấy rằng bạn đang có một đội ngũ chuyên nghiệp với kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng
c/ Tài chính
Mọi nhà đầu tư đều ưu thích được thấy những con số thực về kết quả kinh doanh của dự án. Tuy nhiên đây lại là khó khăn của hầu hết các doanh nghiệp đang khởi nghiệp kinh doanh
Bởi vì hầu hết các con số doanh thu mà bạn đưa ra có thể chỉ là dự kiến chứ không phải là con số thực tế
Bạn cần dựa vào kinh nghiệm để chỉ ra mấu chốt của hoạt động kinh doanh. Thực tế là mọi dự án kinh doanh đều sẽ gặp vấn đề dù ít hay nhiều. Bạn sẽ làm gì với những vấn đề ấy.
Việc giấu nhẹm các vấn đề không thực sự giúp bạn ghi điểm trong phiên gọi vốn. Và sẽ còn tệ hơn nữa khi nhà đầu tư chỉ ra các vấn đề đó cho bạn rồi hỏi bạn giải pháp. Bạn thực sự không có một giải pháp thỏa đáng? Đó mới là vấn đề lớn của bạn!
Đừng bỏ qua: 5 cách huy động vốn khởi nghiệp kinh doanh từ 2 bàn tay trắng
d/ Hệ thống quản lý
Tại doanh nghiệp của bạn, những ai đang quản lý và vận hành các hoạt động hàng ngày? Kinh nghiệm của đội ngũ quản lý như thế nào? Họ có thực sự là những chuyên gia giải quyết các khủng hoảng không
Quá trình mới thành lập, doanh nghiệp của bạn giống như một cỗ máy đang hình thành. Mọi thứ còn đang cố gắng ráp lại và hoạt động, chứ chưa thực sự đồng bộ. Và khủng hoảng có thể xảy ra
Vai trò của hệ thống quản lý rất quan trọng để giữ cho bộ máy hoạt động trơn tru
Hãy làm việc khó khi nó còn dễ, và hãy làm những việc lớn khi nó còn nhỏ. Chặng đường dài ngàn dặm luôn khởi đầu từ một bước chân
– Lão Tử
LỜI KẾT
Bước đường khởi nghiệp kinh doanh rất gian truân vất vả. Bạn sẽ phải vượt qua nhiều thử thách và nhiều khó khăn xuất hiện hàng ngày hàng giờ. Nhưng trên hết quả ngọt từ sự nghiệp thành công là thứ trái chín mà ai cũng mong muốn. Những thành quả bạn đạt được sẽ tương xứng với những công sức bạn đã bỏ ra.
Những tố chất và kinh nghiệm không phải ai cũng có ngay khi mới bắt đầu. Qua thời gian, bạn càng rèn giũa bản thân không ngừng thì năng lực ngày càng đi lên. Những thành quả bạn đạt được sẽ tỷ lệ thuận với năng lực của bạn.
Ryan chúc bạn có nhiều năng lượng để vượt qua các thử thách. May mắn chắc chắn sẽ mỉm cười với bạn.
Người thành công chính là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc từ chính những “viên gạch” người khác đã ném vào anh ta
– David Brinkley
CHIA SẺ BÀI VIẾT: