Tạo Web miễn phí bằng WordPress với WordPress 5.0

Hiện nay có rất nhiều các CMS hỗ trợ bạn tạo web miễn phí của riêng mình. Có rất nhiều các lựa chọn miễn phí rất tốt. Một trong số đó là CMS WordPress

WordPress là một hệ thống xuất bản website viết bằng ngôn ngữ PHP. WordPress được sử dụng rất nhiều cho hàng triệu website trên khắp thế giới. Từ các trang báo điện từ đồ sộ nhất như CNN, Wall Street Journal… Tới các blog cá nhân đều sử dụng WordPress

Thống kê hiện nay cho thấy các website được tạo bằng wordpress chiếm 20%. WordPress rất phổ biến và lại miễn phí nên có rất nhiều các nền tảng hỗ trợ bạn. Nó sẽ là lựa chọn tốt để bạn bước đầu tạo web miễn phí

Hôm nay Ryan sẽ giới thiệu với bạn về WordPress. Và bước đầu làm quen với giao diện người dùng của WordPress. WordPress có giao diện rất trực quan và dễ sử dụng. Bạn có thể chỉ tốn một ít thời gian để thông thạo WordPress

Và quan trọng nhất bạn không cần phải biết lập trình để tạo website. Mọi yếu tố kỹ thuật đều đã được wordpress hỗ trợ bạn. Nào cùng Ryan đi tìm hiểu về WordPress nhé

Để tạo web miễn phí với WordPress bạn sẽ cần những gì?

Để tạo một Website WordPress bạn sẽ cần một hosting và domain. Bạn tham khảo 2 bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn

Domain là gì và cách đăng ký domain như thế nào?

Cài đặt Website WordPress lên Host chỉ trong 5 phút

Bạn có thể hiểu nôm na rằng domain là địa chỉ ngôi nhà website. Còn hosting chính là nơi bạn lưu trữ toàn bộ dữ liệu website wordpress

Bản thân Ryan khi tạo ra Blog Gavathoc đã đăng ký sử dụng một số dịch vụ Hosting. Tuy nhiên sau quá trình vận hành và sử dụng Ryan quyết định chọn Hawk Host. Hawk Host có chất lượng dịch vụ ổn định và hỗ trợ tương đối nhanh cho người dùng

Bạn click link dưới để đăng ký Domain và Hosting tại Hawk Host:

Tới HawkHost

Làm quen với giao diện người dùng của WordPress 5.0

Sau khi đã cài đặt WordPress lên Hosting bạn truy cập vào trình quản lý nội dung của WordPress. Thông thường đường dẫn truy cập vào sẽ có dạng Tên_miền/wp-admin

Bạn nhập tên admin và mật khẩu để truy cập vào trình quản lý nội dung

Dashboard

Dashboard là phần đầu tiên bạn sẽ thấy sau khi đăng nhập. Tại Dashboard bạn có thể xem một số thông số của website wordpress. Hoặc bạn có thể thực hiện nhanh một số tác vụ trong Dashboard

Trên thanh điều hướng của Phần Home, bạn có thể thực hiện ngay một số tác vụ. “Customize Your Site” thực hiện tối ưu cho website wordpress của bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể thay đổi Theme cho website. Theme là giao diện người dùng của web

Mục “At a Glance”: Bạn có thể thấy được tổng số lượng bài viết-Post trên Website WordPress. Số trang-Pages và số lượng các comments-bình luận đã nhận được từ người dùng

Mục “Quick draft”: Mục này giúp bạn soạn thảo nhanh bản nháp của Post

Mục Activity: Bạn có thể thấy những Post gần đây đã đăng. Và những comment gần đây của người dùng

Bạn có thể cập nhật cho Plugin và wordpress trong phần Updates của Dashboard. Bạn nên cập nhật thường xuyên cho WordPress để “vá” các lỗ hổng bảo mật. Ngoài ra Theme cũng thường xuyên được các nhà phát triển cập nhật. Đặc biệt là các bản theme trả phí

Posts

Bạn có thể thấy toàn bộ bài đăng-post trong Posts. Mục “All Posts” thống kê toàn bộ các bài đăng trên website wordpress của bạn. Trong đó:

  • Title: Tiêu đề post
  • Author: Tác giả
  • Categories: Đề mục
  • Tags: thẻ
  • Comments: Số lượng các bình luận của từng post
  • Date: Ngày đăng bài

Trong wordpress, post được phân loại theo thuộc tính của Category và Tag. Việc phân loại này nhằm làm cho dữ liệu trên website wordpress trực quan hơn

Mục “Add New”: bạn nhấn vào mục này để tạo bài đăng mới

Mục Categories và Tags: quản lý bài đăng theo Categories và thẻ Tags

Media

Media quản lý toàn bộ ảnh và video bạn upload lên host cho website của mình. Bạn vào mục Add New để upload ảnh hoặc video lên

Với mỗi ảnh/video bạn upload lên bạn cần khai báo đầy đủ thông tin cho đối tượng. Các bot tìm kiếm của Google hoặc các máy tìm kiếm khác sẽ đọc các thông tin khai báo. Từ đó bot tìm kiếm sẽ hiểu được chủ đề hoặc nội dung của ảnh/video

Các trường thông tin cần khai báo bao gồm:
Title: Tiêu đề hay tên ảnh/video. Để thuận lợi cho việc SEO bạn nên để tên ảnh/video dạng: ten-tieu-de. Tên ảnh nên viết bằng tiếng Việt không dấu và khoảng trống được thay bằng dấu gạch ngang

Caption: Chú thích của ảnh/video

Alt text: Siêu văn bản mô tả thay thế cho một phần tử nhất định. Bot tìm kiếm sẽ dựa vào thẻ này để đọc hiểu thông tin. Alt text là phần quan trọng nhất trong định dạng thông tin media. Bạn nên tối ưu Alt text theo tiêu chí sau:

  • Nội dung phù hợp với chủ đề và có liên quan tới bài viết
  • Mô tả thật chi tiết nội dung của phần tử. Ví dụ ảnh chụp Ryan thì trong Alt text Ryan sẽ khai báo như sau: Ảnh chân dung chủ Blog Gà và Thóc
  • Nên chứa từ khóa mà bài viết đang SEO. Tuy nhiên không nhồi nhét từ khóa

Description: Miêu tả đối tượng

Pages

Pages có trình soạn thảo và các tính năng tương đương với Post. Để soạn Page mới bạn nhấn Add New. Page phù hợp để bạn sử dụng đăng những nội dung có tính chất chung và không cần phân loại. Ví dụ: Trang About (Liên hệ), trang giới thiệu bản thân, giới thiệu website,…

Mặc dù Page và Post có tính năng tương đương, tuy nhiên về mục đích sử dụng sẽ có sự khác biệt. Bảng dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về Post và Page. Khi nào nên dùng Post và khi nào thì dùng Page trên website wordpress

sttHạng mụcPostsPages
1Điểm giống nhauĐều là dạng nội dung có thuộc tính Post Type trên website wordpress. Đều có các tính năng tương đương như: Featured Image, Slug,…
2Tính năng phân loạiCó hỗ trợ thông qua Categories và TagsKhông hỗ trợ phân loại
3Tính năng phân cấpKhông phân cấpCó phân cấp Page mẹ và Page con
4Template (biểu mẫu)Không hỗ trợCó hỗ trợ
5Hiển thị Khi Publish thì Post tự động xuất hiện trên websiteKhông tự động xuất hiện trên website
6Mục đích sử dụngĐăng các bài viết, bản tin được phân loại rõ ràng và tự động xuất hiện trên website wordpressSử dụng để đăng những nội dung như Trang giới thiệu, trang liên hệ… Hoặc các nội dung giới hạn người đọc

Comments

Mục Comments cho phép bạn quản lý trạng thái của các bình luận từ người dùng trên website wordpress. Trong bảng bên tay phải hiển thị đầy đủ các thông tin về bình luận. Trong đó:

  • Author: Tên người dùng để lại bình luận
  • Comment: Nội dung của bình luận
  • In Response To: Cho bạn biết bình luận xuất hiện trong post/page nào
  • Submitted On: Ngày giờ đăng bình luận

Appearance

Trong khu vực Appearance bạn có thể tinh chỉnh và tùy biến giao diện người dùng của website wordpress. Đây là khu vực bạn có thể chỉnh sửa được những thứ sau:

  • Themes: Chính là giao diện của website wordpress. Bạn có thể cài đặt và lựa chọn Themes trong phần này
  • Customize: Chỉnh sửa cụ thể các thông số của themes. Bao gồm: font chữ, menus, widgets, hompages, post,… Tùy từng theme mà bạn có thể chỉnh sửa trực tiếp trong customize
  • Widgets: Là tập hợp các chức năng, mỗi widget tương ứng được chèn vào sidebar trong themes
  • Menus: Là trình đơn hiển thị các liên kết trên Theme. Trong Menus bạn có thể tùy biến các trình đơn về: kết cấu, tên, số lượng, cấu trúc, khu vực hiển thị…
  • Editor: Là mã nguồn của Themes. Nếu bạn biết về lập trình thì có thể chỉnh sửa tại đây

Plugins

Trong khu vực Plugins bạn có thể cài đặt các “trình cắm” cho website wordpress. Plugins chính là các chương trình nhỏ được viết ra nhằm giải quyết một vấn đề nào đó. Bạn có thể cài đặt nhiều Plugins trên website wordpress của mình

Sở dĩ việc tạo web miễn phí với wordpress rất dễ dàng là do có các plugins hỗ trợ. Bạn không cần phải là một người có kiến thức lập trình web để tạo web với wordpress. Thậm chí bạn cũng không cần phải biết một chút gì về lập trình

Nếu ví wordpress là bộ đồ chính bạn mặc. Thì plugins chính là những “phụ kiện” hỗ trợ bạn tới “tận răng”

Users

Khu vực Users giúp bạn quản lý tài khoản và phân quyền cho người dùng trên website wordpress. Việc quản lý người dùng trên website wordpress rất dễ dàng. Bạn chỉ cần thiết lập đúng quyền hạn cho tài khoản để người dùng thao tác theo đúng quyền hạn của họ

Để tạo thêm người dùng mới bạn làm theo các bước sau đây:

  • Chọn User> Add New trong khu vực Users
  • Điền thông tin cá nhân username, họ tên và địa chỉ email của tài khoản
  • Tạo mật khẩu cho tài khoản bằng cách chọn show password
  • Chọn quyền hạn cho tài khoản trong Role
  • Click Add New User để hoàn thành

Có 6 cấp quyền hạn trên website wordpress như sau:

  1. Administrator
  2. Editor
  3. Author
  4. Contributor
  5. Subscriber
  6. No role for this site (Được hiểu là khách vãng lai, truy cập trang)
Phân cấp người dùng trong website wordpress
Phân cấp người dùng trong website wordpress

Để hiểu hơn về User Role-vai trò trên trang bạn xem bảng dưới đây:

Quyền hạnAdministratorEditorAuthorContributorSubscriber
PostsFull ControlFull ControlThêm, Chỉnh sửa, xuất bản, xóa bài viết sở hữuThêm, Chỉnh sửa, xuất bản, xóa bài viết sở hữuNo Control
PagesFull ControlFull ControlNo ControlNo ControlNo Control
Upload FilesFull ControlFull ControlFull ControlNo ControlNo Control
Quản lý CommentsFull ControlFull ControlNo ControlNo ControlNo Control
PluginsFull ControlNo ControlNo ControlNo ControlNo Control
ThemesFull ControlNo ControlNo ControlNo ControlNo Control
UsersFull ControlChỉnh sửa những gì họ sở hữuChỉnh sửa những gì họ sở hữuChỉnh sửa những gì họ sở hữuChỉnh sửa những gì họ sở hữu
SettingsFull ControlNo ControlNo ControlNo ControlNo Control

Tools

WordPress có 2 tính năng đáng chú ý nhất mà bạn có thể tìm thấy tại khu vực Tools. Bạn có thể linh động nhập hoặc xuất dữ liệu các bài viết trên website wordpress

Import

Tại mục Import, wordpress cung cấp cho bạn nhập dữ liệu các bài viết. Và điều thú vị là bạn có thể nhập dữ liệu các bài viết không chỉ từ website wordpress. Bạn có thể nhập dữ liệu bài viết trên các nền tảng khác

Hiện tại các nền tảng mà wordpress hỗ trợ là: Blogger, LiveJournal, Tumblr,.. Để nhập nội dung từ các nền tảng khác bạn làm như sau:

  • Chọn một nền tảng mà bạn muốn nhập dữ liệu từ đó cho website wordpress hiện tại
  • Nhấn Install Now
  • Nhấn Run Importer để chạy trình chuyển đổi
  • Chọn tệp có phần mở rộng XML như wordpress yêu cầu
  • Nhấn Upload file and Import để bắt đầu quá trình chuyển đổi

Export

Trong khu vực Export, wordpress cung cấp cho bạn khả năng để xuất dữ liệu content-nội dung. Theo đó các lựa chọn tương ứng là:

  • All content: xuất toàn bộ nội dung trên trang
  • Posts: chỉ xuất nội dung của các Posts-bài đăng
  • Pages: chỉ xuất nội dung của các Pages
  • Media: chỉ xuất nội dung dạng Media trên trang

Lưu ý: đây có thể là một cách để bạn nhân bản và tạo web miễn phí trên wordpress. Bạn có thể xuất nội dung đã xây dựng. Sau đó đem sang web đang phát triển khác để chỉnh sửa và “xào nấu” lại

Settings

Khu vực Settings sẽ là nơi để bạn định cấu hình cho website wordpress của mình. Đây là những cấu hình rất quan trọng và ảnh hưởng đến hoạt động của website. Theo đó trong khu vực Settings có những mục như sau:

  • General: Giúp bạn ấn định các cấu hình chung nhất của Website wordpress. Ví dụ như: tên site, thẻ mô tả, địa chỉ website của bạn,…
  • Writing: Chứa các cầu hình liên quan tới các bài viết trên Blog wordpress của bạn
  • Reading: Đây là nơi để bạn thiết lập hiển thị nội dung trên website
  • Dicussion: Mục này thiết lập các tùy chọn về Comments – bình luận trên trang
  • Media: Thiết lập chưc năng upload tập tin Ảnh/Video/nhạc lên host
  • Permalink: Bạn sẽ thiết lập các đường dẫn tĩnh trong website của bạn tại khu vực này

Clip hướng dẫn tạo web miễn phí với wordpress của Ryan

LỜI KẾT

Như vậy Ryan đã hướng dẫn bạn những mục cơ bản trong giao diện làm việc của wordpress. WordPress là một công cụ rất mạnh mẽ và nó sẽ hỗ trợ bạn tạo web miễn phí một cách hiệu quả. Mặc dù là hệ quản trị nội dung-CMS mã nguồn mở. Nhưng wordpress luôn được cập nhật rất thường xuyên và kịp thời

WordPress luôn bắt kịp với xu hướng của việc xây dựng website. Nó có khả năng hỗ trợ bạn một cách đầy đủ. Ngay cả khi bạn không phải là một người có các kiến thức nền tảng trong lập trình web

Với kinh nghiệm của Ryan, sau quá trình tìm hiểu và sử dụng wordpress. Ryan thấy rằng wordpress rất dễ học và thực hành. Nó giống như một trò chơi xếp hình đúng nghĩa. Nhiệm vụ của bạn chỉ là tìm và sắp đặt những mảnh ghép một cách chính xác. Nhiệm vụ còn lại wordpress sẽ hoàn thiện cho bạn

Đây là bước đầu tiên để bạn làm quen với wordpress. Mọi công cụ hay kỹ năng đều cần tới trên 10.000 giờ luyện tập để thông thạo. Và khi bạn thông thạo thì lúc đó bạn đã trở thành “chuyên gia” rồi. Hãy để lại bình luận phía dưới để cùng thảo luận và tìm hiểu sâu hơn nữa nhé

Ryan chúc bạn ngày làm việc quả!

CHIA SẺ BÀI VIẾT:

Leave a Reply