Một ngày lang thang qua các diễn đàn và hội nhóm trên Facebook. Ryan bắt gặp nhiều comments của các Newbie hỏi về Blog và Website. Và bạn? Nếu bạn đang đọc bài viết này thì có lẽ bạn đang phân vân chưa biết chọn cái nào. Làm Blog hay Website đây?
Trong bài hướng dẫn dành cho Newbie này Ryan sẽ dựa vào kinh nghiệm của bản thân. Những khó khăn để định hướng trong những ngày đầu khởi tạo Blog. Để hướng dẫn và đưa bạn một cẩm nang ngắn gọn , xúc tích. Hy vọng bài viết sẽ bổ ích với bạn.
1/ Blog thực sự là cái gì?
Xét cho cùng nếu gọi Blog là website thì cũng không có gì sai cả. Vì Blog là một dạng của website. Có điều nội dung trên Blog được trình bày theo thứ tự thời gian đảo ngược. Mới trước và cũ sau. Cũng bởi thế mà bạn sẽ luôn thấy Blog tươi mới nếu chủ nhân thường xuyên “chăm nom” nó. Chăm nom ở đây bao hàm việc cập nhật bài mới và chỉnh sửa update thông tin cho cả các bài đăng cũ. Thậm chí là những bài đăng bạn đã đăng từ đời “tám hoánh” rồi.
Tại sao lại phải vất vả như vậy? Đơn giản vì chỉ sau khi bạn vừa xuất bản bài viết thì thông tin đã trở nên “cũ”. Nó cũ vì tốc độ cập nhật thông tin của mạng Internet là siêu nhanh. Bài viết sẽ trở nên lỗi thời. Vì lỗi thời mà chắc chắn nó sẽ không còn giá trị với người dùng nữa.
Chủ nhân của các Blog thường là các cá nhân hoặc một nhóm nhỏ. Phong cách viết bài thường là tự sự và nặng về vấn đề chia sẻ. Bởi vậy nếu bạn muốn làm một cái website chia sẻ kinh nghiệm bản thân. Thì Blog là lựa chọn cực kỳ hợp lý.
Thêm vào đó, một Blog thường có nơi để người dùng đăng phản hồi-comments. Và thường xuyên có tương tác từ người dùng.
2/ Lịch sử hình thành Blog
Nhật ký Website
Giữa thập niên 90 của thế kỷ trước (XX) Blog xuất hiện. Khởi đầu là những website như những nhật ký trực tuyến. Thời điểm đó người dùng thường cập nhật về những suy nghĩ cá nhân, về cuộc sống lên website.
Thuật ngữ “Nhật ký Website” xuất hiện vào cuối những năm 90. Sau đó người dùng gọi những nhật ký website đó với tên gọi “weblog”. Và cuối cùng ngày nay chúng ta đều gọi nó đơn giản là Blog.
Bạn nên biết: Vì sao bạn nên tự làm Blog của mình
Blogger vs WordPress
Thời điểm ban đầu chỉ những người biết về lập trình HTML mới có thể tạo ra các Blog. Tuy nhiên sau này khi trào lưu làm Blog ngày càng mạnh mẽ hơn. Xuất hiện nhiều hơn các nền tảng với công cụ mạnh mẽ hỗ trợ các Blogger. Những công cụ này ngày càng phổ biến. Và nó có thể giúp người dùng không rành về kỹ thuật vẫn có thể tạo được các Blog chuyên nghiệp.
Năm 1999 Blogger.com ra mắt. Tháng 02/2003 Google mua lại Blogger.com
Cũng trong năm 2003 WordPress phát hành phiên bản đầu tiên vào tháng 05.
Ngày nay WordPress là nền tảng blog phổ biến nhất trên thế giới. Có tới 30% blog và website trên toàn thế giới sử dụng hệ quản trị nội dung WordPress. Tất nhiên bao gồm cả Blog Gà và Thóc rùi ^^
Mẹo nhỏ: Bạn có thể kiểm tra xem Blog và Website có đang hoạt động trên nền tảng WordPress hay không?! Bằng cách truy cập vào địa chỉ: Tên_Blog.com/wp-admin. Nếu xuất hiện một trang đăng nhập thì có nghĩa rằng Blog đó sử dụng WordPress.
3/ Sự khác biệt cơ bản giữa Blog và Website
Về cơ bản Website có nội dung tĩnh và ít thay đổi. Nội dung được tổ chức trong các Page-Trang. Và chúng không được cập nhật một cách thường xuyên.
Trái ngược lại với Website. Nội dung trên Blog khá năng động. Chúng thường xuyên được cập nhật mới. Một số Blog có khả năng đăng nhiều bài mới trong ngày. Điều đó giúp cho nội dung của Blog lúc nào cũng tươi mới và hấp dẫn.
Blog có thể là một thành phần trong một Website. Ví dụ các trang bán hàng thường có mục Blog. Đó là nơi họ cập nhật các tin tức. Các chia sẻ về ngành hàng, hay đôi lúc chỉ là các thông báo dành cho khách hàng của công ty.
Một điểm khác biệt cơ bản nữa của Blog và Website, đó là cách sắp xếp các thành phần. Blog tổ chức và quản lý các bài viết thông qua danh mục (category) và thẻ Tag. Còn với Website, chúng sử dụng các trang (Page) để tổ chức và quản lý nội dung.
4/ WordPress chỉ được dùng để tạo ra Blog?
Tất nhiên là không rồi! Mặc dù WordPress là nền tảng hỗ trợ tuyệt vời cho các Blogger. Tuy nhiên nó có thể được sử dụng cho cả 2 mục đích. Tạo ra Blog và Website. Dù với bất cứ mục đích nào WordPress cũng đều làm rất tốt vai trò là một hệ quản trị nội dung chuyên nghiệp.
Và trên hết WordPress là một nền tảng với mã nguồn mở. Bạn sử dụng nó mà hoàn toàn không phải trả bất cứ một khoản phí nào. Thêm vào đó WordPress có một “hệ sinh thái” đi kèm rất phong phú. Đó là: Plugin-Trình cắm, hay Themes-Giao diện Blog và Website. Giúp bạn giải quyết mọi yêu cầu, dù là với một cá nhân hay một doanh nghiệp đi chăng nữa.
Bạn có biết: Giao diện Blog đóng vai trò rất quan trọng với sự phát triển của một Business Online. Cùng tìm hiểu nhé!
5/ Blog và Website, cái nào hơn?
Blog hay Website? Thành thực mà nói! Ryan thấy rằng điều đó còn tùy vào mục đích và việc bạn là tổ chức hay cá nhân?
a/ Nếu bạn là một tổ chức hay doanh nghiệp quy mô nhỏ
Nếu bạn là một doanh nghiệp quy mô nhỏ thì lựa chọn trang web truyền thống là khả dĩ. Website sẽ không đi kèm với Blog. Website của doanh nghiệp bạn đơn thuần chỉ là nơi để ghi nhận thông tin. Quảng bá sản phẩm, và đôi lúc kiêm luôn vai trò của 1 catalog hàng hóa. Những thông tin rõ ràng về sản phẩm và doanh nghiệp của bạn sẽ hiện diện trên website. Giúp khách hàng dễ dàng tìm tới doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên website sẽ không phải là một kênh marketing online hiệu quả.
Chính vì điều này hiện nay đang ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận ra tiềm năng của việc Marketing online. Bạn thấy có rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng vị trí nhân viên SEO. Hay nhân viên sáng tạo nội dung… Đây là xu hướng đang manh nha trong những doanh nghiệp Việt Nam hiện tại. Thay vì họ tạo ra 1 website truyền thống. Thì việc tích hợp thêm Blog vào website sẽ làm cho “bộ mặt online” của doanh nghiệp bạn thân thiện hơn. Điều này cũng phục vụ trực tiếp cho việc tối ưu thứ hạng của website trong các máy tìm kiếm.
b/ Bạn là người dùng cá nhân!
Trường hợp nếu bạn là người dùng cá nhân. Như Ryan chẳng hạn, thì lựa chọn Blog tất nhiên là hợp lý nhất. Blog vừa có thể là nơi bạn chia sẻ sở thích cá nhân, bày tỏ quan điểm. Hay kết hợp với kiếm tiền chẳng hạn.
Dù cho là với mục đích nào thì Blog cũng sẽ làm nên thương hiệu cá nhân của bạn. Trong thời đại số, thương hiệu cá nhân càng mạnh thì khả năng bạn kiếm được thu nhập càng lớn. Có thể nói uy tín cá nhân giống như một dạng sinh mệnh chính trị online của bạn vậy. Và chắc chắn nó không thể đến sau một đêm được. Điều đó tùy thuộc vào những cống hiến của bạn cho cộng đồng. Được cộng đồng ghi nhận như thế nào nữa!
6/ Sự khác biệt giữa Post và Page trên Blog WordPress
Sau quá trình phát triển hơn 16 năm, WordPress đã trở thành một nền tảng Blog mạnh mẽ. Nếu bạn sử dụng WordPress cho Blog của mình. Thì điều đó có nghĩa rằng bạn đang tham gia vào 1 cộng đồng siêu rộng lớn. Và tất nhiên nơi nào có cộng đồng mạnh thì nơi đó có nhiều đất cho bạn phát triển nhất.
Trong nền tảng WordPress có 2 khái niệm, đó là:
- Post: Bài đăng
- Page: Trang
Vậy 2 khái niệm này khác nhau như thế nào? Bài đăng, Post là dạng bài viết bạn cập nhật thường xuyên liên tục lên Blog. Nó sẽ xuất hiện với thứ tự đảo ngược. Mới trước, cũ sau. Bạn có thể phân loại Post nhờ 2 công cụ trên WordPress. Đó là Category và Thẻ Tag. 2 công cụ này giúp người dùng truy cập định hướng nội dung của bạn tốt hơn.
Ngược lại Page được sử dụng để làm trang giới thiệu về cá nhân, giới thiệu về sản phẩm… Tức là nó thường là những nội dung ít khi biến động hơn Post. Ví dụ như Page: Ryan Bùi là ai? Là một page trên Blog Gà và Thóc
Để tìm hiểu sâu hơn bạn tham khảo bài viết này của Ryan nhé: Tạo Web miễn phí bằng WordPress với WordPress 5.0
7/ Vì sao dân mạng khoái viết Blog?
Mỗi cá nhân viết Blog được gọi là một Blogger. Mỗi người có một động lực riêng thôi thúc để viết Blog
- Thể hiện cái tôi, sự cá tính của bản thân
- Đơn thuần là muốn chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống
- Coi Blog là một Business Online. Nghiêm túc trong việc phát triển nó
- Vân vân…
Với cá nhân thì việc viết Blog sẽ xoay quanh cá nhân họ. Có đôi lúc chỉ đơn thuần là về các vấn đề đời sống. Còn với các thương hiệu của doanh nghiệp được xây dựng bài bản thì sao? Tại sao họ cũng viết Blog? Họ viết Blog nhằm truyền bá và marketing cho thương hiệu của họ. Bạn thử hình dung xem, thời đại ngày nay bạn đọc báo bằng cái gì? Điện thoại đó. Lúc bạn rảnh bạn “cắm đầu” vào cái gì? Vẫn là điện thoại. Thế còn lúc bạn ngồi ăn cơm? Cái điện thoại nó lại tham gia cùng bạn.
Vì vậy việc các thương hiệu chú trọng vào xây dựng Blog để quảng bá thương hiệu là điều dễ hiểu. Việc họ làm đều dựa trên các dữ liệu thống kê, và xu hướng truyền thông hiện đại.
Tựu chung lại dù bạn làm Blog vì lý do gì thì bạn cũng cần sáng tạo nội dung. Những kỹ thuật làm web, hay những kiến thức về lập trình bạn sẽ không cần để ý tới. Vì có bao nhiêu WordPress hoặc các nền tảng CMS khác đã “cân” cả rồi. Việc chính và chủ yếu của bạn là SÁNG TẠO NỘI DUNG.
8/ Lợi ích của việc viết Blog
Nếu viết Blog vô ích thì chắc chắn sẽ không thể thu hút dân tình đổ đi viết được. Kỳ thực khi viết Blog bạn sẽ nhận được khá nhiều những lợi ích. Cả về tinh thần lẫn vật chất. Đó là điều có thật, Ryan có thể tạm liệt kê ra như list dưới đây:
- Nếu bạn là một người thích chia sẻ thì Blog là phương tiện giúp bạn sắp xếp và biểu đạt ý tưởng. Nó làm cho ý tưởng của bạn ngày một sắc nét hơn theo từng Post một
- Bạn là người sáng tạo. Thì đó, đây là đất diễn lý tưởng của bạn rồi
- Giúp các cá nhân xây dựng thương hiệu bản thân. Trở thành một người có ảnh hưởng trong lĩnh vực họ làm Blog. Hữu xạ tự nhiên hương, khi bạn trở thành chuyên gia thì có lẽ công việc chẳng bao giờ “tha” bạn cả.
- Giúp bạn giao tiếp, tương tác và xây dựng một cộng đồng có cùng sở thích và niềm đam mê.
- Blog thực sự là một Cỗ máy kiếm tiền thụ động. Nó là một business online nghiêm túc nếu bạn đầu tư đúng hướng và bài bản.
- Các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng Blog vừa là kênh quảng bá hiệu quả. Vừa là công cụ đem lại khách hàng tiềm năng cho họ. Và cũng là công cụ mạnh mẽ để xây dựng cộng đồng cho sản phẩm họ đang kinh doanh.
- …
Kinh nghiệm hay dành cho bạn: Chia sẻ về trải nghiệm hành trình một năm đầu tiên phát triển Blog Gà và Thóc
9/ Blog tạo ra lợi nhuận như thế nào?
Xuất phát từ một sở thích. Sở thích lụi hụi viết lách, gõ máy lách cách, lách cách điên đảo. Một ngày đẹp trời bạn có lượng fan ổn định. Lượng Fan đó tạo ra một lượng truy cập tăng dần đều. Điều đó cho phép bạn nghiêm túc nhìn nhận ra một vấn đề. Mình không những có thể “sống sót” được với nghề “lách cách điên đảo” này. Mà còn có thể “Sống khỏe” nữa là đằng khác
Mô tuýp trên là một mô tuýp của không ít Blogger tại Việt Nam và Thế giới. Mặc dù có thể cộng đồng Blogger tại Việt Nam vẫn là một cộng đồng nhỏ, chưa thực sự đông đúc. Nhưng cơ chế tạo ra lợi nhuận cho Blog thì đều giống như thế giới. Nó bao gồm những cách này:
- Bạn hiển thị quảng cáo trên Blog của mình. Sau đó thu tiền từ những quảng cáo đã hiển thị đó. Nổi tiếng và đình đám nhất là nền tảng Google AdSence.
- Kiếm tiền từ Tiếp thị liên kết. Bạn đăng ký làm một Publisher cho một mạng tiếp thị. Sau đó viết bài để giới thiệu và tìm kiếm khách hàng
- Nếu bạn là một người có kiến thức uyên thâm trong một lĩnh vực cụ thể. Bạn có thể nghĩ tới chuyện tạo ra các khóa học và bán chúng cho những người cần.
- Vân vân…
Còn rất nhiều hình thức khác nữa. Ryan sẽ giới thiệu và hướng dẫn bạn làm từng bước một. Các bạn cứ từ từ nghiên cứu nhé.
10/ Vậy ai có thể bắt đầu viết Blog được?
Bất cứ ai. Dù bạn là nhân viên văn phòng, giám đốc doanh nghiệp, nhân viên bảo vệ… Hay thậm chí bạn đang ở độ tuổi đi học phổ thông. Toàn bộ những gì bạn cần là lòng kiên trì và đam mê với lĩnh vực mà bạn dự định viết Blog.
Thực tế rằng mọi chuyên gia trong bất cứ lĩnh vực nào đều cần thời gian để trưởng thành. Bạn cũng vậy. Nếu bạn gắn bó đủ lâu với một ngành nghề bạn sẽ tự nhiên trở thành người kỳ cựu. Blogger cũng không ngoại lệ.
Trong thập niên 90 khi Blog mới xuất hiện. Bạn muốn viết Blog ư? Vậy phải ngồi học về lập trình web trước tiên. Ryan đã từng lên thư viện thành phố ngồi mày mò cả đống sách vở về lập trình web. Mà xuất phát điểm Ryan là dân kinh tế chứ không phải kỹ thuật. Ryan vẫn nhớ như in, cuốn sách đầu tiên Ryan đọc là về Lập trình ngôn ngữ HTML. Ngồi học cái mã HTML để đổi màu chữ trên web. Ôi chao sướng làm sao khi ta làm được điều đó ^^
Nếu không có những Platform hỗ trợ. Trở về thời của những năm ấy. Có lẽ việc viết Blog không dành cho đại chúng như bây giờ. Để viết được Blog bạn cần ngồi đọc nguyên 1 núi sách về lập trình. Khá là phi lý. Phi lý và không có tý kiên nhẫn nào để làm kiểu đó cả.
11/ Chọn đúng công cụ để bắt đầu
Giống như thám tử Sherlock Holmes trong tiểu thuyết lừng danh “Thám tử Sherlock Holmes” của Conan Doyler. Ông Kẹ đó có một triết lý mà Ryan thấy cực kỳ chính xác.
Bộ óc con người ban đầu như một gian phòng trống rỗng, ta sẽ phải xếp vào đấy những đồ đạc ta thích. Kẻ ngu ngốc chồng chất vào đó đủ mọi thứ linh tinh, đến nỗi các tri thức có thể giúp ích cho hắn bị đè bẹp dưới một đống tri thức khác. Khi cần dùng tới, hắn khó mà lôi ra sử dụng được. Trái lại, người thợ lành nghề chọn lọc hết sức cẩn thận những thứ xếp vào trong gian phòng ấy.
Sherlock Holmes
Lời khuyên của Ryan trước khi bạn bắt đầu một Blog là: Hãy chọn đúng công cụ. Gắn bó với nó, và trở thành chuyên gia thực sự. Nếu có thể đạt tới levlel Siêu nhân thì cứ làm tới nha
Bạn thực sự là người may mắn! Vì sao ư. Vì bạn đã tìm thấy bài viết này. Và kiên trì đọc tới tận bây giờ. Để chia sẻ được với bạn những kiến thức trong bài viết này. Bản thân Ryan đã phải mày mò. Phải tự học hỏi và “Thử-Sai-Sửa” tới khi vấn đề được giải quyết. Ít nhất bạn đang có trong tay vài năm mày mò để đúc kết được những dòng kinh nghiệm như vậy.
12/ WordPress hệ quản trị nội dung tuyệt vời
Có rất nhiều những công cụ, những website hỗ trợ bạn tạo một Blog hay một website. Nhưng để đáp ứng được nhu cầu của một Blogger, nó cần thỏa mãn ít nhất 2 tiêu chí:
- Cho phép tùy biến giao diện, tự tạo, chỉnh sửa nội dung theo ý tưởng của bạn
- Không biết một tẹo gì về lập trình vẫn có thể làm được
WordPress thỏa mãn 2 tiêu chí đó. Không những vậy nó còn là một công cụ hoàn hảo để hỗ trợ Blogger. Giao diện trực quan và tạo cho người dùng dễ thích ứng.
13/ Để bắt đầu một Blog bạn sẽ cần những gì?
Blog và Website là sản phẩm cuối cùng khi bạn kết nối các thành phần để tạo nên nó. Để tạo ra một Blog hoàn chỉnh bạn sẽ cần những thành tố sau:
a/ Tên miền (domain)
Nó chính là địa chỉ ngôi nhà của bạn trong không gian mạng internet. Có rất nhiều những nhà cung cấp tên miền trên mạng. Tuy nhiên bạn nhớ lựa chọn cho mình một nhà cung cấp uy tín. Hiện tại Blog Gà và Thóc đang sử dụng và quản lý tên miền tại Godaddy. Bản thân Ryan đánh giá cao dịch vụ tại Godaddy.
b/ Hosting
Hosting chính là ngôi nhà vật lý của bạn. Nơi mà toàn bộ dữ liệu trên Blog của bạn sẽ được lưu trữ. Hosting nói nôm na là một máy chủ vật lý có nhiệm vụ lưu trữ Blog của bạn. Khi lựa chọn Hosting bạn cần chú ý tới ít nhất 3 yếu tố sau:
- Nhà cung cấp Hosting thực sự là một đơn vị uy tín. Đã có thâm niên lâu năm trong ngành dịch vụ hosting trên thế giới
- Có địa điểm đặt Hosting với vị trí địa lý là khu vực châu Á
- Có hỗ trợ dịch vụ tốt và nhanh chóng
Hosting là một dịch vụ cạnh tranh khốc liệt trên thế giới. Những nhà cung cấp hosting tồn tại lâu năm trong ngành nghề này đều là những đơn vị uy tín. Họ có cơ sở hạ tầng tốt, kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng phong phú. Có thể giúp Blog của bạn tránh gặp phải những vấn đề về bảo mật. Ví dụ như những cuộc tấn công DDos chẳng hạn.
Cá nhân Ryan đã sử dụng nhiều dịch vụ Hosting khác nhau. Sau khi trải nghiệm các dịch vụ Hosting. Ryan quyết định chọn HawkHost. HawkHost là một nhà cung cấp dịch vụ Hosting uy tín. Bạn có thể yên tâm gửi gắm “đứa con tinh thần” khi lựa chọn dịch vụ tại HawkHost.
Đừng bỏ qua: Hướng dẫn mua hosting chất lượng giá rẻ và những điểm cần lưu ý
Sau khi đăng ký Hosting bạn hãy tham khảo bài viết: Cài đặt Website WordPress lên Host chỉ trong 5 phút để cài đặt hoàn chỉnh Blog nhé
c/ Themes – Giao diện của Blog
Một yếu tố quan trọng khi bạn làm Blog đó chính là giao diện người dùng của Blog. Hiện nay hầu hết người dùng đều truy cập Blog bằng điện thoại. Bạn cần tối ưu giao diện Blog cho người dùng điện thoại. Điều này sẽ giúp Blog của bạn tăng được lượt truy cập và điểm SEO trên các máy tìm kiếm.
Với nền tảng WordPress có rất nhiều những themes – giao diện hỗ trợ. Bản thân Ryan hiện đang sử dụng Themes từ Mythemeshop. Đây là một thương hiệu uy tín và hỗ trợ người dùng tốt. Nếu bạn quyết định đầu tư bài bản cho Blog thì hãy sử dụng một Themes bản quyền như Mythemeshop.
LỜI KẾT
Blog và Website là 2 xu hướng chủ đạo khi bạn muốn phát triển thương hiệu cá nhân hay công ty. Dựa vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn chọn làm Blog hoặc Website. Để tùy biến và quản trị nội dung tốt nhất trên Blog và Website đó bạn nên chọn một CMS để thao tác. CMS-Hệ quản trị nội dung phổ biến nhất hiện nay là platform WordPress.
Với WordPress bạn có thể tạo nên được những Blog và Website tuyệt vời. Và điều quan trọng là bạn hoàn toàn chủ động trong việc tùy biến nội dung cũng như hình thức của Blog. Bạn không bị giới hạn hay phụ thuộc vào một bên thứ 3 nào cả. Hãy bỏ thời gian để khám phá và thông thạo WordPress. Ryan tin chắc khi đã quen thuộc với nền tảng này. Bạn sẽ dễ dàng tạo ra và vận hành những cỗ máy kiếm tiền online hiệu quả. Hãy để lại comments bên dưới để cùng thảo luận và đào sâu chuyên đề này bạn nhé. Hoặc bạn có thể gửi email về địa chỉ Ryan.Bui@gavathoc.com để được tư vấn trực tiếp. Chúc bạn có một khởi sự thành công!
CHIA SẺ BÀI VIẾT: