Tiền điện tử là gì? Hướng dẫn cho người mới bắt đầu

Tiền điện tử hay được gọi là tiền kỹ thuật số. Giống như tiền chúng ta vẫn thường sử dụng trong giao dịch hàng ngày. Tiền điện tử cũng có những tính chất của một đồng tiền. Có thể trao đổi và tích trữ giá trị. Điểm khác biệt của tiền điện tử ở đây là nó hoạt động trên môi trường Internet. Đồng tiền điện tử đầu tiên của thế giới xuất hiện năm 2008. Do Satoshi Nakamoto giới thiệu.

Cho tới nay thế giới tiền điện tử đã phát triển rất phong phú và đa dạng. Khi nhắc tới tiền điện tử chúng ta có thể cần điểm qua rất nhiều đồng tiền khác nhau. Điểm chung giữa các tiền điện tử đó là chúng đều hoạt động qua mạng Internet. Chỉ hoạt động trong một cơ sở dữ liệu nhất định. Không ai có thể thay đổi được chúng. Trừ khi xuất hiện những điều kiện đáp ứng cụ thể. Bài viết này Ryan sẽ cùng bạn đi vào thế giới tiền điện tử. Từ đó giúp bạn hình dung và hiểu được về các đồng tiền kỹ thuật số hiện tại.

Lịch sử hình thành

a/ Buổi bình minh của tiền điện tử

Trước Bitcoin đã có nhiều nỗ lực để tạo lập một đồng tiền điện tử trên thế giới. Có thể kể đến các dự án như Flooz, Beenz hay Digicash. Tuy nhiên các dự án này đều thất bại hoặc đi vào bế tắc. Điểm chung của các dự án tiền điện từ sơ khai này là phụ thuộc vào một chủ thể điều hành. Do vẫn bị phụ thuộc vào một chủ thể nên vẫn có những gian lận xảy ra. Hay đơn giản đó là những xích mích từ các pháp nhân đồng phát hành. Chính những điều này giết chết các dự án tiền kỹ thuật số đầu tiên

b/ Sự xuất hiện của Bitcoin

Sự xuất hiện của Bitcoin
Năm 2008 đánh dấu sự ra đời của đồng tiền điện tử đầu tiên-Bitcoin

Tới năm 2008 một lập trình viên bí ẩn với bí danh Satoshi Nakamoto giới thiêu Bitcoin. Satoshi đã đưa ra khái niệm mới cho tiền điện tử. Bitcoin, đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên hoạt động trên một mạng ngang hàng. Phát minh điện toán phân tán và cơ chế đồng thuận mạng lưới là nền tảng của Bitcoin.

Nhờ việc hoạt động mà không cần dựa vào một máy chủ trung tâm. Bitcoin là một hệ thống phi tập trung đúng nghĩa. Không hề tồn tại một cơ quan trung tâm nào điều hành Bitcoin cả. Có lẽ Satoshi đã lấy cảm hứng từ xã hội loài kiến để sáng tạo ra Bitcoin chăng?

Trên trái đất xã hội loài kiến là nền văn minh bền vững nhất. Do không có cơ quan đầu não trung tâm nào. Xã hội loài kiến chỉ tồn tại những nguyên tắc chi phối sự hoạt động của chúng. Nhờ thế dù trải qua các biến cố nhưng loài kiến luôn sinh tồn vượt trên các loài khác. Bitcoin hay tiền kỹ thuật số cũng giống vậy!

c/ Vấn đề lặp chi

Bất cứ một mạng lưới thanh toán tài chính nào cũng đều đau đầu giải quyết một vấn đề. Đó là lặp chi. Lặp chi có nghĩa là việc chi tiêu nhiều hơn 1 lần 1 khoản tiền. Trong các thiết chế tài chính thông thường việc này được giải quyết bằng một hệ thống trung tâm. Hệ thống máy chủ trung tâm đóng vai trò như một thư viện lưu trữ. Mọi thông tin về số dư và giao dịch được hệ thống trung tâm kiểm soát.

Việc này giống như việc bạn sử dụng thẻ ATM của ngân hàng. Sau khi sử dụng thẻ để chi tiêu. Các thông tin về giao dịch sẽ được đưa về máy chủ trung tâm của ngân hàng. Máy chủ làm nhiệm vụ theo dõi giao dịch và số dư trong tài khoản thẻ ATM của bạn.

d/ Rủi ro tiềm ẩn trong các hệ thống truyền thống

Nhược điểm của phương pháp truyền thống là luôn tồn tại một chủ thể trung tâm. Chủ thể này có toàn bộ dữ liệu về tài chính của bạn. Điều này tạo ra cơ chế tập trung quyền lực mức độ cao. Từ đó nó làm xuất hiện những rủi ro tiềm ẩn. Như sự quan liêu, khả năng gian lận,…

e/ Công nghệ Blockchain và tiền điện tử

Bitcoin xuất hiện và mang theo nó là giải pháp cho các hệ thống tài chính truyền thống. Bitcoin là một mạng chia sẻ ngang hàng, hoạt động thông qua mạng Internet. Mọi giao dịch đều được ghi chép trên các sổ cái công khai. Và có thể bạn đang thắc mắc. Sổ cái công khai nằm đâu vậy? Nó nằm khắp nơi trên mạng.

Trong hệ thống của Bitcoin tồn tại cơ chế đồng thuận mạng lưới. Giống như xã hội loài kiến. Nếu bạn tham gia mạng lưới bạn buộc phải tuân thủ theo cơ chế đó. Cơ chế này bản thân nó thay thế cho một chủ thể trung tâm như ngân hàng trung ương.

f/ Chính xác thì nó hoạt động ra sao?

Sổ cái công khai

Trong mạng blockchain, mọi giao dịch được ghi trong sổ cái công khai. Mọi cá nhân trong mạng đều có thể thấy các giao dịch. Mỗi giao dịch trên mạng Blockchain là một file. Trong file đó chứa khóa công khai của bên gửi và bên nhận, kèm theo số tiền giao dịch. Để giao dịch có thể xảy ra thì người gửi phải dùng khóa mật mã bí mật để ký tên. Giống như bạn ký một tờ séc vậy.

Thợ đào trên mạng lưới

Thợ đào Bitcoin và tiền điện tử
Thuật toán Proof of Work là cơ sở cho hoạt động “đào” trong nền kinh tế Bitcoin

Giao dịch được phát tán trong toàn mạng lưới. Tuy nhiên để nó được thừa nhận trên mạng lưới thì nó cần được xác nhận. Trong mạng lưới tiền kỹ thuật số chỉ có duy nhất những thợ đào mới xác nhận được các giao dịch.  Thợ đào giải mã và xác nhận cho các giao dịch. Thợ đào sau khi giải mã xong sẽ nhận về các bitcoin mới kèm khoản phí giao dịch

Các giao dịch được đánh dấu là hợp pháp và cuối cùng được phát tán ra toàn mạng lưới. Mọi nút mạng sẽ thêm các giao dịch vào cơ sở dữ liệu

Bạn có thể làm được những gì với tiền điện tử

Rất nhiều việc bạn có thể làm với tiền điện tử. Vì tiền điện tử cũng đảm bảo được 2 chức năng chính của một đồng tiền. Đó là tích trữ và trao đổi giá trị. Bạn có thể xem Video bên dưới của Ryan để hiểu hơn về các khả năng mà tiền kỹ thuật số có thể làm.

Bitcoin vẫn đang tiến hóa

Bitcoin là một dự án mã nguồn mở trên Github. Điều này nghĩa là ai cũng có thể xem được mã nguồn và thay đổi Bitcoin. Bất cứ khi nào một người dùng trong mạng lưới muốn đưa thêm một tính năng mới vào Bitcoin. Thì họ sẽ lập một Pull Request và đưa lên Github. Người dùng trên mạng lưới sẽ thực hiện bình chọn cho tính năng mới đó

Bạn thể hiện sự đồng ý bằng cách cập nhật cho mã nguồn trên máy tính của mình. Ngược lại bạn sẽ không cập nhật nó. Mỗi một PC là một phiếu bầu. Đây là một loại hình dân chủ phi tập trung. Do vậy Bitcoin vẫn đang tiến hóa hàng ngày để giữ vị trí ngôi đầu trong thế giới tiền điện tử.

Vấn đề pháp lý của tiền điện tử tại Việt Nam

Khi người người nhà nhà theo trào lưu đi đầu tư mua bán tiền điện tử. Thì xuất hiện các vấn đề pháp lý với tiền điện tử cho các cơ quan quản lý.

Tính đến thời điểm năm 2019 Bitcoin và các loại tiền điện tử khác vẫn chưa được công nhận tại Việt Nam. Tuy nhiên việc sử dụng Bitcoin cũng không hề vi phạm pháp luật.

Những đồng tiền điện tử nào đang phổ biến hiện nay?

Top 5 đồng tiền dẫn đầu thị trường (tháng 06/2019)

  • Bitcoin: Đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên của thế giới tiền điện tử
  • Ethereum: Nền tảng hoạt động trên máy ảo Turing, có thể thực thi các kịch bản bằng cách sử dụng mạng lưới máy tính Ethereum
  • Ripple: Không giống như các loại tiền điện tử khác. Sử dụng cơ chế đồng thuận trên toàn mạng lưới. Ripple sử dụng cơ chế đồng thuận lặp đi lặp lại. Ưu điểm của phương pháp này là làm cho giao dịch diễn ra nhanh hơn rất nhiều. Tuy nhiên mạng lưới lại dễ bị tấn công hơn
  • Bitcoin Cash: Một biến thể khác của Bitcoin. Được hỗ trợ bởi ASICs Bitcoin, công ty khai thác Bitcoin lớn nhất thế giới. Đồng thời ASICs Bitcoin cũng là một nhà sản xuất chip khai thác Bitcoin
  • Litecoin: Nếu Bitcoin được ví là vàng kỹ thuật số, thì Litecoin được ví như Bạc kỹ thuật số. Về mặt công nghệ Litecoin giống Bitcoin. Tuy nhiên tốc độ tạo Block của Litecoin nhanh gấp 4 lần Bitcoin. Thêm vào đó có tới 84 triệu đồng Litecoin sẽ được tạo ra trên mạng lưới. Con số này là 21 triệu với Bitcoin

Một số đồng tiền kỹ thuật số khác

  • IOTA: IOTA đưa ra khái niệm hoàn toàn mới “Tangle”. Tangle là một biến thể của Blockchain. Nó giải quyết tình trạng thắt nút cổ chai trong xử lý giao dịch mà Bitcoin gặp phải. Trong mạng lưới IOTA không tồn tại khái niệm thợ đào. Mỗi khi có một giao dịch xảy ra, hệ thống sẽ yêu cầu xác nhận 2 giao dịch trước đó.
  • NEO: là một loại tiền điện tử mã hóa phân cấp thông qua việc sử dụng các hợp đồng thông minh. Nó là một giải pháp cho việc chuyển nhượng các tài sản chưa được số hóa.
  • Dash: là một mạng lưới tiền điện tử hai tầng.
  • Qtum: là tiền điện tử kết hợp ưu điểm của 2 nền tảng Bitcoin và Ethereum
  • Monero: Mạng lưới tiền điện tử chú trọng khả năng giao dịch ẩn danh
  • Ethereum Classic: là phiên bản đầu tiên của đồng Ethereum. Đồng Ethereum sau khi đi vào hoạt động chia tách làm 2 nhánh Ethereum và Ethereum Classic.
  • NEM: Trong khi các loại tiền tệ kỹ thuật số khác sử dụng thuật toán Bằng chứng công việc – Proof of Work. Thì NEM sử dụng thuật toán Bằng chứng quan trọng – Proof of Importance. Thuật toán này yêu cầu người dùng sở hữu một lượng tiền nhất định để nhận thêm tiền mới. Thuật toán POI xác định mức độ quan trọng của một người dùng trên mạng lưới.

Vốn hóa của các thị trường tiền điện tử

Tính đến ngày 19/06/2019 vốn hóa của các thị trường tiền điện tử như bảng bên dưới đây:

STTTên coinTên viết tắtGiá (USD)Vốn hóa thị trường (USD)Khối lượng giao dịch 24h (USD)Nguồn cung
1BitcoinBTC9,149163,000,363,91425,067,246,54017.77 triệu BTC
2EthereumETH26628,424,201,9688,468,957,590106.55 triệu ETH
3RippleXRP0.430118,308,424,9242,637,916,20642.5 tỷ XRP
4LitecoinLTC1348,390,656,7955,098,449,34162.29 triệu LTC
5Bitcoin CashBCH4147,401,672,6981,929,756,56117.85 triệu BCH
6EOSEOS67,120,434,2262,964,790,0641.04 tỷ EOS
7Binance CoinBNB344,877,054,346444,779,466140.35 triệu BNB
8Bitcoin SVBSV2243,979,494,095631,377,21117.84 triệu BSV
9CardanoADA0.08992,804,123,636249,326,30731.11 tỷ ADA
10StellarXLM0.12482,428,855,613467,786,69119.41 tỷ XLM

Trong đó Bitcoin chiếm tỷ trọng 56.86% trên toàn thị trường

Cất giữ tiền điện tử như thế nào?

Ví giấy và ví lạnh cho tiền điện tử là gì
Hãy nhớ “Mất ví là mất tiền”, sẽ không có cách nào lấy lại được tiền của bạn nếu bạn làm lộ khóa bí mật

Trong đời sống chúng ta cất giữ tiền vật lý trong các ví vật lý. Tuy nhiên khái niệm này không còn đúng khi đề cập tới tiền và ví điện tử nữa. Trong thế giới tiền kỹ thuật số bạn không thực sự “cất” tiền trong các ví. Thực tế là bạn sẽ sở hữu các mã khóa bí mật, chứng minh bạn chứ không phải ai khác là người sở hữu chúng.

Ví đóng vai trò là nơi để bạn cất các mã khóa bí mật đó. Có các loại ví sau:

  • Ví giấy (hay ví phần cứng): Bạn in chuỗi mã khóa bí mật ra giấy rồi lưu giữ chúng trong két sắt nhà bạn. Đây là hình thức bảo mật cao nhất
  • Ví lạnh (Ví ngoại tuyến): Mã khóa bí mật được lưu giữ trên ổ cứng và không có kết nối mạng
  • Ví trực tuyến: chuỗi mã khóa nằm trên các ví trực tuyến hay các sàn giao dịch tiền điện tử

Đừng bỏ qua: Cách tạo và bảo mật ví tiền điện tử trên máy tính của bạn

Mua bán tiền kỹ thuật số ra sao?

Người dùng ngày nay thường tiếp cận với tiền điện tử với 2 mục đích:

  • Mục đích thứ nhất: Sử dụng tiền điện tử như một phương thức thanh toán nhanh chóng qua mạng Internet. Thực tế hiện nay đã có hơn 3,500 cột ATM Bitcoin trên toàn thế giới (dữ liệu thống kê 08/2018). Thêm vào đó có rất nhiều nền tảng hỗ trợ thanh toán bằng Bitcoin
  • Mục đích thứ hai: Đầu tư vào tiền điện tử để kiếm lời. Bitcoin và các Altcoin đang tạo ra các kênh đầu tư hấp dẫn trên thị trường. Khi nhắc tới thị trường tiền điện tử là ta đang đề cập tới một thị trường khổng lồ. Với tổng vốn hóa thị trường là gần 300 tỷ Mỹ kim. Trong đó Bitcoin chiếm một nửa vốn hóa thị trường

Để bắt đầu mua bán tiền điện tử bạn có thể đăng ký giao dịch trên một số sàn giao dịch. Hiện tại có rất nhiều sàn giao dịch điện tử. Bạn có thể xem cách đăng ký giao dịch tiền điện tử ở một số sàn của Việt Nam. Hoặc thế giới theo link bên dưới:

Những cách hiệu quả để học về đầu tư tiền kỹ thuật số

Với bất kỳ một hình thức đầu tư nào bạn cũng cần trang bị đầy đủ các kiến thức trước khi bắt đầu. Đặc biệt về lĩnh vực tiền điện tử là một lĩnh vực khá mới tại Việt Nam. Các kiến thức trong lĩnh vực này khá nhiều và trừu tượng với những người dùng thông thường. Để trở thành một nhà đầu tư có kinh nghiệm và hiểu biết đòi hỏi bạn phải năng tìm hiểu. Cũng như cập nhật các kiến thức mới thường xuyên.

Nếu bạn chưa có nhiều kiến thức về tiền điện tử. Ryan khuyên bạn chớ vội nên đầu tư ngay theo phong trào. Vì sao vậy? Vì nếu bạn bỏ tiền đầu tư ra mà lờ mờ về mọi thứ. Thì việc đó sẽ không khác đánh “số đề” là bao nhiêu. Việc đầu tiên và tốt nhất bạn nên làm là hãy bắt đầu tích lũy kiến thức về tiền kỹ thuật số ngay.  Bạn có thể tham khảo một số cách sau để bắt đầu cập nhật các kiến thức cho mình nhé.

a/ Theo dõi các bài viết trên Blog Gà và Thóc:

Ryan sẽ hàng tuần đều đặn cập nhật các bài viết từ cơ bản tới nâng cao trên Blog. Bạn nhớ truy cập vào Blog để cập nhật kiến thức thường xuyên nhé

Đừng bỏ qua: Công nghệ Blockchain là gì? Tương lai của mạng Internet và Blockchain

b/ Bổ sung kiến thức từ sách về Bitcoin:

Hiện nay hầu hết sách về Tiền điện tử nói chung. Và Bitcoin nói riêng trên thị trường đều là từ các tác giả nước ngoài. Đã có một số đầu sách được việt hóa. Bạn có thể tìm đọc để bổ sung kiến thức. Bạn tham khảo các đầu sách theo link bên dưới:

Sách hay dành cho nhà đầu tư: Top những quyển sách gối đầu giường dành cho nhà đầu tư tiền điện tử

c/ Học kinh nghiệm từ những chuyên gia hàng đầu

Học đầu tư Bitcoin ở đâu
Học từ những chuyên gia là cách nhanh nhất để bạn nắm vững kiến thức đầu tư tiền điện tử

Tính cho tới nay tiền điện tử nói riêng và công nghệ blockchain nói chung đã có hơn 10 năm phát triển. Đây là một lĩnh vực khá mới mẻ ở tại Việt Nam. Để có thể cập nhật kiến thức và nhanh chóng làm quen với lĩnh vực mới này. Thì cách nhanh nhất là bạn hãy học hỏi từ các chuyên gia.

Bạn có thể tham khảo một số khóa học theo link bên dưới nhé:

Có thể bạn quan tâm: Top các khóa học dành cho nhà đầu tư tiền điện tử

LỜI KẾT

Kể từ khi Satoshi Nakamoto công bố bản cáo bạch (white paper) của Bitcoin năm 2008. Thế giới đã trải qua 10 năm phát triển của công nghệ Blockchain. Cho tới hiện tại đã có rất rất nhiều những đồng tiền kỹ thuật số khác ra đời. Cái sau lại bổ sung những công nghệ tốt hơn cái trước, với nhiều những ưu việt hơn.

Tuy nhiên Bitcoin vẫn là đồng tiền đáng đầu tư nhất trong rổ tiền tệ kỹ thuật số. Có thể bạn đang thắc mắc lý do tại sao? Ryan sẽ chia sẻ với bạn trong những bài viết sắp tới.

Nhớ check in blog Gà và Thóc hàng tuần nha bạn. Chúc bạn có một tháng đầu tư suôn sẻ với đồng tiền điện tử nha! Các bạn có thể để lại comments bên dưới để cùng thảo luận nhé. Hoặc gửi emal về địa chỉ:

CHIA SẺ BÀI VIẾT:

Leave a Reply