Top 10 thói quen giúp bạn duy trì hiệu suất Sáng tạo nội dung cao

Top 10 thói quen giúp bạn duy trì hiệu suất sáng tạo nội dung cao

Sáng tạo nội dung là công việc chính hàng ngày của một Youtuber, Facebooker, hay của những nghiệp chủ kinh doanh nhỏ … Và đặc biệt đó là công việc chủ chốt của một Blogger. Blog hay Website có chức năng là công cụ truyền tải cho công việc tiếp thị nội dung. Như vậy blogger chính là linh hồn của Blog đó. Nếu bạn làm tốt công việc sáng tạo nội dung thì lượng người truy cập sẽ tăng dần qua thời gian.

Khi người ta nhắc tới một Blog thì không có gì ngoài những chủ đề mà Blog đó nói đến. Còn đối với Website của các tổ chức, doanh nghiệp thì sao? Thống kê cho thấy có tới hơn 90% các chuyên gia Marketing sử dụng chiến lược tiếp thị nội dung. Nó là mấu chốt trong chiến lược tổng thể của họ.

Sáng tạo nội dung là một công việc nhọc nhằn và khó khăn. Một Blog hay website có nội dung tốt sẽ thu hút được lượng người đọc đông đảo. Ngược lại nội dung nghèo nàn sẽ không thể giữ chân được khách truy cập.

Vậy cần làm gì để bạn có thể trở thành một nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp? Như trong một cuốn sách nào đó Ryan đã đọc từ lâu lắm rồi có chia sẻ. Rằng hãy bắt đầu từ những thói quen tốt. Loại bỏ dần những thói quen có hại cho công việc sáng tạo nội dung của bạn.

Sáng tạo nội dung đóng vai trò như thế nào trong kinh doanh hiện đại?

Bạn khởi nghiệp với một số vốn tối thiểu. Để tiết kiệm tiền thuê mặt bằng và chi phí nhân viên bạn quyết định kinh doanh online. Tuy nhiên khi kinh doanh online bạn gặp phải câu hỏi khó và lớn nhất đầu tiên. Đó là: Làm cách nào mà khách hàng biết tới sản phẩm mà bạn đang kinh doanh?

Nếu bạn đang kinh doanh giày dép, thì làm sao để phân biệt thương hiệu của bạn với thương hiệu khác. Hay nếu kinh doanh dịch vụ thiết kế website thì làm sao để khác biệt hóa với phần còn lại của thị trường.

Sáng tạo nội dung ra đời để giải quyết bài toán nan giải trên. Một ví dụ điển hình mà có thể bạn cũng biết. Đó là tại sao trẻ con lại biết tới kẹo Hubba Hubba? Đó chính là do những clip làm trên Youtube và họ đăng cho các em nhỏ xem.

Nếu như trong kinh doanh truyền thống các nhãn hàng đổ tiền vào cho quảng cáo và các chương trình Marketing Trade. Thì kinh doanh theo lề lối hiện đại giống như việc người ta “thì thầm” với bạn về một câu chuyện. Độ hấp dẫn của câu chuyện càng cao thì khả năng nhận diện thương hiệu càng lớn.

Thói quen 1: Cập nhật hàng ngày, thường xuyên và liên tục về kiến thức ngành nghề bạn đang tham gia tiếp thị nội dung

Để có được những bài viết với nội dung tuyệt vời đòi hỏi bạn cần phải cập nhật kịp thời. Bạn cần biết được những xu hướng (trend) nào đang hot trong ngành nghề đó. Khả năng bắt Trend sẽ tạo cho bạn lợi thế và bắt kịp với thị hiếu của khách hàng.

Những sáng tạo viên không những chỉ đơn thuần là đọc. Họ còn lùng sục, càn quét tất cả mọi nguồn thông tin trên Internet để hiểu rõ bối cảnh hiện tại. Cái nhìn về bối cảnh hiện tại sẽ giúp bạn có những sản phẩm sáng tạo nội dung tốt. Nó phù hợp chứ không lạc nhịp với thị hiếu hiện tại. Và do đó tăng được tương tác với người dùng.

Ryan thường có thói quen đăng ký thông tin ở những Blog, website lớn. Sau đó thường xuyên cập nhật tin tức từ những nguồn đó. Ngoài ra hãy trao đổi thông tin với những người bạn, cộng đồng cùng trong ngành.

Thói quen 2: “Lách cách” thường xuyên

a/ Ý tưởng là “doping” dành cho tư duy

Kỹ năng viết bài cũng giống với những kỹ năng khác. Như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng truyền cảm hứng, hay kỹ năng nói trước ống kính chẳng hạn. Bạn cần rèn luyện thường xuyên và liên tục. Càng rèn luyện thì khả năng nắm bắt vấn đề, triển khai ý và liên kết nội dung sẽ càng tốt hơn.

Tư duy chính là “cơ bắp” của một cây viết sắc bén. Càng luyện tập thì cơ bắp càng dẻo dai. Và tất nhiên luyện tập nhiều thì tư duy của bạn sẽ luôn trong trạng thái linh hoạt.

Ryan thường mang theo người 1 cuốn sổ nho nhỏ kèm cây viết. Đang đi đường có thể chợt nhìn thấy cái gì đó và có ý tưởng hay ho. Những lúc như vậy Ryan không ngần ngại dừng lại và ghi vào quyển sổ. Còn kể như đang phóng xe như bay thì lôi điện thoại kèm tai nghe để ghi âm lại. Những ý tưởng đó khi được ghi chép lại sẽ đi vào trong tiềm thức của bạn. Nó vẫn ở đó và chờ đợi cơ hội để bật ra.

Bạn càng có nhiều ý tưởng, thì có nghĩa rằng bạn càng sáng tạo nội dung tốt hơn. Mà để có ý tưởng thì cần tập thói quen liên hệ qua lại nhiều vào nha.

b/ Rèn luyện viết bài như thế nào

Hãy tập thói quen viết hàng ngày. Xuất phát từ một ý tưởng, rồi sử dụng sơ đồ tư duy – mindmap để xây dựng nhanh dàn ý cho bài viết.

Kế đó mỗi ngày bạn viết một ít. Ban đầu chỉ từ 300-500 từ. Rồi sau tăng dần lên. Qua thời gian kỹ năng viết bài của bạn sẽ ngày một trau chuốt. Còn ý tưởng thì dường như chả bao giờ cạn cả. Đỉnh cao của công việc này là: một ngày bạn không “lách cách” thì hình như không … chịu được

Mẹo nhỏ dành cho bạn: Cà-phê hoặc trà là những thức uống giúp bạn tỉnh táo. Nếu bạn thường xuyên hay buồn ngủ thì hãy làm tách cà phê hay trà nhé.

Nếu như bạn chưa nắm vững về sơ đồ tư duy mindmap thì có thể tham khảo khóa học Tinh thông Mind Map trong 7 ngày của giảng viên Hoàng Minh Tú dưới đây nhé.

TINH THÔNG MIND MAP TRONG VÒNG 7 NGÀY

Thói quen 3: Hiểu sâu sắc về tập khách hàng mục tiêu của bạn

a/ Làm thể nào để thấu hiểu khách hàng

Công việc sáng tạo nội dung tức là bạn đang thực hiện tiếp thị giải pháp, thông tin tới tập khách hàng mục tiêu. Bạn sẽ không thể có được giải pháp chính xác nếu không thể hiểu được khách hàng của bạn cần gì.

Những phản hồi trên website hay blog dù tiêu cực hay tích cực đều là những tư liệu quý giá vô chừng. Thói quen của người đọc thường là họ chỉ đơn thuần là đọc thôi. Hay thì xem chơi, mà dở thì “nghỉ ngơi” cái … điện thoại. Những Feedback đến từ những khách hàng cuồng nhiệt. Cả ngàn người mới có được một người như vậy. Đó là thứ quý giá để bạn thu thập thông tin. Hãy tranh thủ tương tác với khách hàng của bạn nhé.

Còn một cách nữa để bạn gia tăng hiểu biết về tập khách hàng mục tiêu. Hãy qua những blog, website, bài viết, diễn đàn, mạng xã hội … có cùng chủ đề. Đọc bình luận và tham gia tương tác. Công việc đó nếu bạn làm thường xuyên bạn sẽ thu thập kiến thức về tập khách hàng ngày càng nhiều hơn.

b/Những dữ kiện gì bạn nên quan tâm tới

Có rất nhiều dữ kiện bạn cần quan tâm. Tỷ như:

  • Độ tuổi: Khách hàng của bạn nằm trong độ tuổi nào? Nếu bạn bán đồ thời trang bà bầu thì khách hàng thường nằm trong độ tuổi nào? Và tập khách hàng của bạn trong cỡ tuổi nào nhiều nhất. Mỗi một độ tuổi cần có lối tiếp cận khác nhau.
  • Giới tính: Cuộc sống hiện đại ngày nay không chỉ có 2 giới tính như thời ông bà ta. Thế giới thứ 3 cũng là một làn sóng đang dần được cộng đồng quan tâm tới nhiều hơn. Bạn có đang kinh doanh một mặt hàng đặc thù nào không?
  • Khu vực địa lý: Ai cũng biết đất nước mình có 3 miền với 3 xu hướng về tập quán văn hóa khác nhau. Rồi mỗi tỉnh lại có đặc thù riêng nữa. Từ đặc thù đó mà tập quán tiêu dùng sẽ khác xa nhau. Bạn đang nhắm tới khu vực nào vậy? 
  • Nghề nghiệp: Nếu đối tượng là dân văn phòng công sở thì cách tiêu dùng sẽ có khác biệt với những người làm nghề y chẳng hạn. Tác động của nghề nghiệp và môi trường làm việc sẽ ảnh hưởng tới lối tư duy tiêu dùng của khách hàng.
  • Mức thu nhập: sản phẩm của bạn đang dự định tiếp thị nội dung có mức giá như thế nào. Nó có phù hợp với mức thu nhập của khách hàng không.

Thói quen 4: Cá nhân hóa những thông tin bạn chia sẻ trên Blog và Website

Bạn không phải là người duy nhất sáng tạo nội dung trên mạng. Có rất rất nhiều những blogger khác cũng đang hàng ngày hàng giờ chia sẻ các kiến thức cùng ngành. Vậy người đọc quay lại Blog của bạn vì điều gì? Đó chính là bạn đó.

Một cá tính hay luôn làm cho người khác muốn tìm hiểu nhiều hơn về con người bạn. Và điều đó giúp cho việc truyền tải thông tin không bị nhàm chán. Những gì bạn chia sẻ qua blog người đọc không thể tìm thấy phiên bản thứ 2 trên mạng. Vì bạn đã thổi vào đó một cá tính đặc trưng riêng biệt. Có thể “chua ngoa” như đạo diễn Lê Hoàng. Mà cũng có thể hài hước nhưng không thiếu tính châm biếm như Xuân Bắc.

Bạn muốn có một cộng đồng độc giả đông đảo? Điều đó còn tùy thuộc vào cá tính bạn lựa chọn để thể hiện với độc giả của mình. Những thông tin bạn chia sẻ được phân tích qua lăng kính và góc nhìn của bạn. Điều đó giúp độc giả theo thời gian ngấm dần hơn cái “khí chất” toát ra từ bạn.

Hãy luôn cân đối giữa nội dung truyền đạt và sự sáng tạo riêng có của bạn. Về lâu dài bạn sẽ trở thành người sáng tạo nội dung ngày một khác biệt và cung cấp nhiều giá trị hơn.

Thói quen 5: Sáng tạo trên những thứ sẵn có

Không có một trí tuệ bình thường nào có thể sáng tạo 100% mọi thứ để chia sẻ cả. Bạn thu thập thông tin hàng ngày, nghiền ngẫm và phân tích nó. Từ đó bạn tìm ra được những lối tiếp cận mới cho thông tin bạn vừa tiếp nhận.

Ví dụ cụ thể nha. Pretty link là một công cụ được cộng đồng chia sẻ phổ biến trên mạng. Mục đích họ sử dụng công cụ đó là để rút gọn và làm đẹp link. Tuy nhiên sau khi sử dụng Plugin này Ryan nhận ra một tính năng quan trọng của nó. Nếu Ryan tận dụng được, thì nó lại là một công cụ mạnh mẽ để quản lý những cú Click trên Blog. Và đó, Ryan tiếp cận khía cạnh đó để chia sẻ với bạn đọc.

Bạn có thể tham khảo bài viết tại đây: Xây dựng Website WordPress hiệu quả với công cụ Tracking Link

Nhớ nha, hãy tự tin chia sẻ với độc giả của bạn những tìm tòi đổi mới sáng tạo mà bạn vừa đạt được.

Thói quen 6: Nắm rõ được lượng truy cập đến từ đâu

Internet giống như một vũ trụ của thông tin. Nó quá lớn để nội dung của bạn được phát hiện một cách dễ dàng. Có một thống kê thú vị được thực hiện trong năm 2018 trong ngành nghề sáng tạo nội dung. Có 61% chuyên gia tiếp thị thừa nhận  rằng việc tạo ra lưu lượng truy cập là thách thức hàng đầu đối với họ.

Rõ ràng là như vậy, có lượng truy cập bạn mới có thể tạo ra các chuyển đổi. Nếu không có nó các chuyển đổi sẽ không thể diễn ra.

Nguồn gốc của lượng truy cập có thể phân loại như sau:

  • Lưu lượng truy cập đến từ các mạng xã hội. Bạn chia sẻ bài đăng lên trên các mạng xã hội. Người dùng thấy bài viết và click vào link bạn chia sẻ
  • Lưu lượng truy cập trực tiếp: Người dùng gõ địa chỉ Blog/Website trên thanh địa chỉ của trình duyệt.
  • Lưu lượng truy cập tới từ các máy tìm kiếm (Organic traffic). Người dùng tìm thấy bài viết của bạn qua các kết quả tìm kiếm của Google, Bing, Yahoo…
  • Số lượng truy cập đăng ký nhận thông tin. Đó là số lượng các khách truy cập để lại thông tin để nhận về các tài liệu chia sẻ miễn phí của bạn

Nắm rõ được lượng truy cập nào đang nhiều nhất, hiệu quả nhất. Bạn sẽ có chiến lược viết bài nhằm tối ưu hay cải thiện lượt truy cập Blog.

Thói quen 7: Cởi mở trong tư duy

Ryan luôn tâm niệm, những gì mình biết chỉ là một góc của tri thức. Vì còn rất nhiều điều có thể học hỏi được ngoài kia. Nếu không cới mởi về tư duy, chấp nhận những cái mới. Ryan biết chắc chắn bản thân sẽ tụt hậu.

Sự cởi mở trong tư duy có thể giúp bạn tiếp thu được những luồng tư tưởng mới. Bắt kịp với những xu hướng tân thời. Biết đâu một ngày đẹp trời bạn có thể tìm thấy được một nghiệp kinh doanh đầy tiềm năng.

Hãy nhớ cách đây chỉ có vài năm. Đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên, Bitcoin ra đời. Khi Bitcoin ra đời không có mấy người tin đó là một ngành kinh doanh nghiêm túc. Đơn giản lúc đó ai cũng nghĩ nó chỉ là thứ “vô bổ”. Rồi giờ bạn xem, Bitcoin nói riêng và công nghệ Blockchain nói chung đã trở thành cả một ngành kinh doanh mới. Đã có nhiều triệu phú mới nổi xuất thân từ ngành công nghiệp này.

Nhớ rằng luôn cởi mở tư duy. Điều đó sẽ giúp bạn không bỏ lỡ những cơ hội quý giá. Tư duy của bạn càng cởi mở bạn sẽ càng có nhiều hơn những ý tưởng mới cho công việc sáng tạo nội dung.

Thói quen 8: Áp dụng Tư duy đột phá vào công việc sáng tạo nội dung

Bạn đã từng nghe qua đâu đó trên đài báo hay mạng xã hội về khái niệm Tư duy đột phá. Nếu bạn có thể nắm vững được tinh thần và kỹ thuật của Tư duy đột phá. Thì đó chính là công cụ hiệu quả để bạn có thể vận dụng trong công việc Sáng tạo nội dung

a/ Tư duy đột phá là gì?

Tư duy đột phá là cách tư duy trên nền tảng những nguyên tắc và quy trình. Nó giúp bạn cấu trúc, cải tiến và tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề mà bạn đang gặp phải.

 Nền tảng của Tư duy đột phá gồm 3 trụ cột chính. Đó là:

  • Tính duy nhất: Được hiểu rằng mỗi một vấn đề mà bạn gặp phải là duy nhất. Vì nó là duy nhất nên nó cũng yêu cầu một giải pháp duy nhất. Bạn không thể tìm một giải pháp sẵn có rồi áp dụng cho vấn đề mình đang phải giải quyết. Ví dụ: Ryan muốn giảm cân. Có nhiều công thức trên mạng được chia sẻ. Tuy nhiên dựa vào thể trạng, ý chí và mong muốn của bản thân. Ryan sẽ phải lên cho mình một phương án giảm cân riêng. Chứ không thể bê nguyên một giáo trình áp dụng triệt để cho bản thân Ryan.
  • Tính hệ thống: Nguyên tắc này nhắc nhở bạn đưa ra những giải pháp thì luôn đặt vấn đề trong tổng thể. Sự hài hòa của các hạng mục dẫn tới tính khớp nối xuyên suốt cho toàn bộ vấn đề.
  • Thông tin giới hạn: Trước mỗi một vấn đề cần giải quyết bạn nên đặt ra tính giới hạn của các thông tin thu thập được. Thông tin nếu không được giới hạn sẽ ảnh hưởng tới việc ra quyết đinh. Và bạn sẽ không thể đưa ra được một quyết định chính xác

b/ Vận dụng tư duy đột phá trong Sáng tạo nội dung

Bắt đầu từ một vấn đề mà bạn nhận thấy khi làm các khảo sát với khách hàng tiềm năng. Bạn sẽ cần đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Một giải pháp hữu hiệu cho những khách hàng của bạn. Đây là lúc áp dụng tư duy đột phá cho công việc bạn đang làm.

Bạn liệt kê tập hợp các yếu tố phát sinh trong vấn đề cần giải quyết. Thu thập thông tin có giới hạn cho các hạng mục. Đưa ra các giải pháp khả dĩ. Và cuối cùng là lựa chọn một phương án tối ưu.

Nắm vững một công cụ tư duy. Sau đó sử dụng nó một cách triệt để. Chắc chắn bạn sẽ thành công trên bước đường tiếp thị nội dung trong kỷ nguyên 4.0

Mách bạn: Để nắm vững phương pháp tư duy đột phá bạn có thể tham khảo khóa học TƯ DUY ĐỘT PHÁ của tiến sỹ Lê Thẩm Dương

TƯ DUY ĐỘT PHÁ

Thói quen 9: Luôn đưa ra giải pháp chứ đừng chỉ nêu vấn đề

Bạn đang xây dựng một website về sản phẩm. Hay đang cố gắng tạo ra một thương hiệu cá nhân. Vậy hãy làm cho sản phẩm của bạn, hay thương hiệu cá nhân của bạn trở nên khác biệt. Và điểm khác biệt đó nằm ở chỗ bạn luôn đưa ra giải pháp cho vấn đề của khách hàng.

Điều đó sẽ định hình được thương hiệu của bạn giữa vũ trụ Internet. Khách hàng luôn tìm kiếm những giải pháp cho tình huống họ đang gặp phải. Nếu giải pháp bạn đưa ra xác đáng thì bạn đã thành công một nửa rồi. Nửa còn lại trên con đường tiến tới trái tim của khách hàng, đó chính là niềm tin.

Thói quen 10: Hãy nuôi dưỡng trí tò mò của bạn

Thắc mắc không ngừng về mọi thứ mà bạn không biết trong ngành nghề hẹp mà bạn đang làm. Nó sẽ vừa là động lực vừa là công cụ giúp bạn sáng tạo nội dung hiệu quả.

Nhờ có sự tò mò mà nhân loại có nhiều bước tiến vĩ đại. Bạn cũng vậy, một bước đột phá trong nghề nghiệp sẽ không tới ngay sau một đêm. Nó diễn tiến dần dần từ ngày này qua ngày khác. Mỗi một lần tò mò là mỗi một lần bạn đang tiến gần hơn tới thành quả trong một tương lai gần.

LỜI KẾT

Trong Làn sóng thứ 3 khi mà Internet xuất hiện khắp mọi nơi. Len lỏi vào trong từng ngóc ngách của cuộc sống. Thì sáng tạo nội dung sẽ thể hiện vai trò quan trọng của mình. Nghệ thuật tiếp thị sẽ thay đổi nhiều so với hiện tại. Trong tiếp thị truyền thống khách hàng thụ động đón nhận những thông tin do các chiến dịch Marketing mang tới.

Ngược lại trong làn sóng thứ 3 người dùng sẽ chủ động lựa chọn những thông tin tiếp thị mà họ thực sự quan tâm tới. Giá trị các nội dung mà bạn đem lại cho người dùng sẽ là yếu tố quyết định đem tới các chuyển đổi. Chúc bạn, nhà sáng tạo nội dung sẽ ngày càng có nhiều hơn những tuyệt phẩm cho người dùng. Để lại comments bên dưới để cùng thảo luận nha các bạn!

CHIA SẺ BÀI VIẾT:

Leave a Reply